Gạo lứt (gạo lật) là loại gạo chỉ xay bỏ lớp vỏ, chưa bóc lớp cám gạo, vì vậy vẫn còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng so với gạo trắng. Quá trình chuyển từ gạo lứt sang gạo trắng làm mất đi đến 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và rất nhiều khoáng chất khác. Một lon (150 g) gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa hiệu qủa các bệnh tim mạch.
Gạo lứt trở thành một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Hôm nay Congnghenhat xin bật mí với các bạn một công thức nấu gạo lứt rất ngon bằng nồi cơm điện cao tần Tiger.
Lưu ý trước khi nấu:
• Cốc đong được sử dụng trong hướng dẫn menu này là loại 180 ml (cốc đong đi kèm).
• Muỗng canh là 15 ml.
• Muỗng cà phê là 5 ml.
*Giá trị calo được ghi cho từng thực đơn là giá trị tham khảo.
Công thức nấu ăn này áp dụng với các nồi cơm điện cao tần Tiger hàng xuất khẩu (điện áp 220V) có Menu “Brown rice” (Gạo lứt)
Nấu gạo lứt trộn với cá mòi khô
A. Nguyên liệu (Dành cho 4 phần ăn)
• Gạo lứt: 3 cốc
• Cá mòi khô: 30 g
• Rong biển muối: 10 g
• Rượu sake: 2 thìa canh
• Nước tương: 2 thìa cà phê
B. Hướng dẫn sử dụng
• Bước 1: Vo gạo lứt trong nồi trong, cho gia vị, thêm nước đến vạch dấu mức 3 “Brown rice” (Gạo lứt) và trộn đều.
• Bước 2: Cắt đầu và bỏ ruột cá mòi khô, đặt lên trên mặt gạo lứt và nấu cơm bằng cách sử dụng Menu “Brown rice” (Gạo lứt), bấm “Start” (Khởi động).
• Bước 3: Sau khi nấu gạo xong, thêm tảo bẹ muối và trộn một chút.
Chú ý:
• Ngâm gạo lứt trong nước trong 1 đến 2 tiếng để cho gạo xốp.
• Nếu thêm quá nhiều nước tương, cơm rượu hoặc các gia vị khác cơm có thể không chín.
Cách nấu gạo lứt trộn với cá mòi khô bằng nồi cơm điện cao tần Tiger
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét