Các sản phẩm điện tử xuất xứ Nhật Bản vẫn luôn được người tiêu dùng Việt Nam ưu ái lựa chọn bởi chất lượng bền bỉ, tuổi thọ sử dụng lên tới hàng chục năm. Tuy nhiên, bên cạnh chất lượng sẵn có, thói quen sử dụng của chúng ta cũng là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định tuổi thọ của sản phẩm. Hãy xem gợi ý cách sử dụng bếp từ Nhật lâu hỏng ngay trong bài viết dưới đây.
Đừng dùng chung điện nguồn bếp từ
Bếp từ Nhật Bản là thiết bị sử dụng nguồn điện công suất cao, cao hơn nhiều so với tủ lạnh và máy giặt. Trong khi đó, tủ lạnh luôn được khuyến cáo là không cắm chung ổ điện nguồn với các thiết bị điện tử khác, bếp từ Nhật cũng như vậy.
Để bếp từ dùng riêng điện nguồn
Nếu trong cùng một ổ cắm điện, bạn cắm điện nguồn bếp từ và cả thiết bị khác như tủ lạnh, máy sấy, lò nướng,… chắc chắn đường dây dẫn sẽ không đủ tải trọng công suất điện khổng lồ này. Hậu quả có thể xảy ra là chập, cháy, hỏng bếp, ảnh hưởng tuổi thọ của dây dẫn,…. Tốt nhất, bạn nên cắm điện bếp từ ở một ổ điện riêng biệt.
Đầu tư bộ nồi nhiễm từ “xịn”
Mua bộ nồi bằng vật liệu nhiễm từ
Mua một bộ nồi nhiễm từ khi nhà bạn đã có sẵn một bộ nồi nấu có quá lãng phí không? Câu trả lời là không. Không giống như bếp gas, bếp điện, bếp từ khá kén nồi. Do nguyên lý hoạt động dựa trên dòng cảm ứng điện từ, nồi nấu chỉ sinh nhiệt khi tiếp xúc vùng biến thiên nếu đó là nồi nấu làm bằng vật liệu có từ tính như inox, sắt,… Nếu bạn sử dụng bộ nồi không làm bằng vật liệu nhiễm từ của bếp gas, bếp củi… cho bếp từ sẽ vừa không hiệu quả, vừa tốn điện. Bạn sẽ không muốn điều này xảy ra đúng không nào?
Tránh để bếp hoạt động quá tải
Để bếp nghỉ khi nấu xong mỗi món
Thế nào là bếp quá tải? Đó là bếp hoạt động liên tục trong một thời gian dài, hệ thống quạt tản nhiệt không đủ làm mát các linh kiện của bếp. Về lâu dài, bếp sẽ bị ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ. Mẹo sử dụng bếp từ là: sau khi nấu xong một món ăn hãy tắt bếp từ 5 – 10 phút, sau đó hãy tiếp tục nấu những món ăn tiếp theo.
Vệ sinh bếp: hãy làm thường xuyên
Nên lau bếp mỗi khi nấu xong
Nhiều gia đình có thói quen làm vệ sinh bếp vào cuối tuần, thậm chí chỉ làm vệ sinh bếp khi rảnh rỗi hoặc khi thấy bếp đã bị bẩn. Điều này là hoàn toàn không nên.
Mặt kính bếp từ Nhật rất dễ lau chùi, kể cả đối với các vết dầu mỡ. Bạn nên dùng khăn mềm lau lại mặt bếp sau khi nấu nướng (nhớ không lau khi mặt bếp còn nóng). Như vậy, dầu mỡ không bị bám dính quá lâu làm ảnh hưởng đến mặt bếp của bạn.
Chúc các bạn sử dụng bếp từ Nhật đạt tuổi thọ cao.
Gợi ý cách sử dụng bếp từ Nhật bền, lâu hỏng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét