Bạn có thể là người đã sử dụng bếp từ nhiều năm, cũng có thể là người mới mua bếp từ. Dù bạn thuộc trường hợp nào, thì cũng theo dõi những chú ý cực kỳ quan trọng khi sử dụng bếp từ trong bài viết dưới đây nhé.
Tránh bật bếp khi chưa nấu
Khi chưa nấu thực phẩm thì chúng ta không nên bật bếp. Bếp từ không giống như các loại bếp nấu truyền thống khác, cần có một khoảng thời gian để làm nóng nồi nấu. Ngay khi bạn bật bếp từ, vòng cảm ứng điện từ của bếp đã hoạt động và cung cấp nhiệt cho đáy nồi rất nhanh. Đây chính là lý do vì sao mà dùng bếp từ nấu ăn nhanh chín, đun nước nhanh sôi hoặc làm chảo dầu nóng sôi nhanh.
Khi chưa nấu thì không bật bếp
Khi bạn chưa chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm món ăn, không nên bật bếp từ vì bếp từ làm nóng nồi nấu của bạn nhanh chóng khiến cho nồi nấu của bạn có thể bị khét hoặc bị bén đáy nồi. Chú ý, chỉ nên bật bếp từ khi mà bạn đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và sẵn sàng để chế biến thực phẩm. Việc bật bếp từ khi mà bếp chưa sẵn sàng để hoạt động thậm chí còn làm cho bếp của bạn tốn điện, lãng phí điện năng một cách không cần thiết.
Không nấu ở công suất cao liên tục
Có nhiều gia đình khi dùng bếp từ, vì tính tiện lợi trong việc rút ngắn thời gian nấu mà luôn luôn để bếp vận hành ở mức công suất điện cao nhất. Việc sử dụng với điện năng tiêu thụ ở mức cao nhất trong một thời gian dài liên tục có thể khiến cho bếp gặp trục trặc. Bởi vì ở mức điện năng tiêu thụ cao nhất, bếp từ hoạt động với công suất mạnh nhất và các linh kiện của bếp cũng bị nóng hơn cả so với các mức nhiệt thấp.
Tránh bật mức nhiệt cao liên tục
Chúng ta nên duy trì sử dụng linh hoạt giữa các mức nhiệt thấp và nhiệt độ cao cho từng món ăn khác nhau. Ví dụ như món luộc, món hấp thì có thể dùng bếp từ mức nhiệt cao nhất. Đối với các món rán hoặc món kho thì có thể sử dụng mức nhiệt thấp hơn. Như vậy sẽ đảm bảo được tuổi thọ khi dùng bếp từ do các linh kiện bếp không bị nóng lên liên tục trong một thời gian quá dài.
Khả năng chịu lực của bếp khác với lực va đập
Mặt kính bếp từ thường được làm bằng vật liệu kính cường lực chịu nhiệt hoặc kính ceramic cao cấp. Chúng đều có khả năng chịu lực với khối lượng lên đến hàng trăm kilogam. Thế nhưng khả năng chịu lực của bếp từ không phải là khả năng chịu lực va đập.
Hạn chế lực va đập lên bề mặt bếp
Khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi nước có khối lượng lên tới 10 lít lên bề mặt bếp từ, bếp vẫn hoạt động vô cùng ổn định. Nhưng nếu bạn làm rơi một vật dụng như xoong, nồi, chảo có khối lượng từ 1-2kg lên bề mặt bếp với tác động mạnh, mặt kính bếp từ rất có thể sẽ bị nứt, vỡ.
Chú ý về việc sử dụng các lực va đập mạnh đối với bề mặt bếp sẽ bảo quản cho bề mặt bếp giữ được độ bền trong một thời gian lâu hơn.
Dùng bếp từ, hãy ghi lại những chú ý mà chúng tôi vừa nhắc đến nhé.
Dùng bếp từ: không phải ai cũng biết điều này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét