Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là người Việt sẽ bước vào năm mới với Tết Nguyên Đán cổ truyền Quý Mão. Bạn có biết những phong tục thú vị trong ngày Tết của người Việt không?
Giặt hết quần áo bẩn trước khi sang năm mới
Người Việt có phong tục giặt hết tất cả quần áo bẩn trước khi bước sang năm mới. Như vậy có nghĩa là, chúng ta sẽ tắm rửa, gội đầu sạch sẽ để tẩy trần và giặt hết quần áo bẩn của mình trong ngày 30 Tết. Ngày mùng một Tết, là thời gian để các gia đình tụ tập, sum họp, chúc tết và ăn những món ăn ngon, chúng ta sẽ không giặt quần áo bẩn trong thời gian này.
Không để quần áo bẩn sang năm mới
Chính vì vậy mà bạn lưu ý, nên tắm và giặt sạch quần áo bẩn của mình trong ngày 30 Tết. Không để quần áo bẩn sang năm mới vì nó ý nghĩa là đón một năm mới trọn vẹn với sự khởi đầu sạch sẽ nhất.
Không quét nhà ngày mùng 1 Tết
Người Việt quan niệm, ngày mùng một Tết sẽ không quét nhà. Theo quan niệm dân gian xưa, khi chúng ta quét nhà, sẽ vô tình quét lộc của ngày Tết mà các vị khách mang tới. Chính vì vậy, người Việt sẽ không quét nhà vào mùng một Tết. Những gia đình kỹ tính thậm chí còn không quét nhà trong suốt ba ngày Tết.
Tránh quét nhà trong ngày 01 Tết
Nếu xây nhà của bạn quá bận thì sao? Bạn có thể sử dụng robot hút bụi để robot hút bụi trên sàn nhà thay vì quét nhà nhé.
Làm cơm cúng đủ 3 ngày Tết
Ba ngày Tết là ba ngày mà người Việt sẽ có những mâm cơm cúng gia tiên. Những mâm cơm cúng này mang ý nghĩa đặc biệt: mời Tổ Tiên về ăn tết cùng với gia đình. Bữa cơm cúng ngày Tết của người Việt thường có nhiều món, trong đó có những món ăn không thể thiếu như bánh chưng, thịt đông, dưa muối.
Người Việt sẽ làm cơm cúng đủ 03 ngày Tết
Nếu bạn thấy những món ăn trên đã quá quen thuộc, bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị điện tử hiện đại để “biến tấu” chúng. Tạo nên các món ăn ngon hơn từ bánh chưng, như bánh chưng chiên giòn bằng nồi chiên không dầu, thịt kho đông mềm nhừ bằng nồi áp suất,…
Rửa mặt bằng nước lá mùi
Chiều ngày 29,30 Tết là lúc các bà, các mẹ tất cả đi chợ mua về một bó lá mùi già. Bạn có biết lá mùi già được sử dụng để làm gì không?
Lá mùi già được sử dụng để đun nước thơm rửa mặt, gội đầu, tắm như một phong tục vào ngày mùng một Tết. Với ý nghĩa mùi thơm mang lại may mắn cho cả năm, rất nhiều gia đình Việt hiện vẫn còn giữ được phong tục này.
Khai bút đầu năm
Khai bút lấy may đầu năm
Cuối cùng, các bạn học sinh chắc hẳn sẽ biết đến phong tục khai bút đầu năm của người Việt. Thông thường, học sinh Việt sẽ khai bút vào ngày mùng một Tết, thậm chí là đêm giao thừa. Những nét chữ đầu năm mới được viết nắn nót, cẩn thận là hy vọng, cũng là lời gửi gắm mong ước của các bé về việc năm mới có một kết quả học tập tốt hơn.
Bạn còn biết những phong tục đặc biệt nào của người Việt trong ngày tết? Cùng chia sẻ với Công nghệ Nhật nhé.
5 phong tục thú vị trong ngày Tết của người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét