Thứ Ba, 12 tháng 7, 2022

7 trường hợp không nên uống nước ép chậm

Nước ép chậm cung cấp nguồn vitamin và dưỡng chất vô cùng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, nước ép chậm không phải thứ “thuốc thần”. Bạn không nên uống nước ép chậm trong 7 trường hợp sau:


Nước ép để quá lâu không nên uống


Nước ép chậm đã để quá lâu không nên uống vì lúc này, nước ép đã bị oxy hóa bề mặt và mất dưỡng chất. Tệ hơn, nước ép để quá lâu có thể đã bị lên men, hư hỏng hoặc bị thiu, bị chua do phương pháp và thời gian bảo quản không đúng cách.


7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Nước ép để lâu đã đổi màu không nên uống


Khi ra ngoài, bạn chỉ nên mua và sử dụng nước ép nếu tận mắt nhìn thấy quá trình chế biến và ép nước của cửa hàng. Trường hợp nước ép đã ngả màu, bị thâm xỉn hay có dấu hiệu của việc để lâu thì bạn không nên sử dụng.


7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Đầu tư máy ép chậm trong nhà để tự ép


Tốt hơn hết, để có những cốc nước ép trái cây, rau củ quả tươi mới và an toàn, bạn nên đầu tư một máy ép chậm có khả năng ép kiệt bã để ngay trong bếp nhà mình. Như vậy, mỗi khi muốn bổ sung nước ép, bạn có thể tự ép nước hoa quả tươi ngon cho mình.


Tránh uống nước ép chậm khi đang đói


Nước ép chậm nên uống vào buổi sáng để mang đến cho bạn ngày mới sảng khoái, tràn đầy năng lượng nhưng nước ép không nên uống khi bụng đói.7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Đang đói chưa nên uống nước ép ngay


Có nghĩa là, nếu buổi sáng, bụng đang đói, rỗng vì chưa ăn nhẹ/ăn sáng, bạn chưa nên uống nước ép ngay. Nước ép hoa quả, trái cây có nồng độ axit cao do nước ép có sự nguyên chất và do nhiều trái cây có vị chua. Bạn nên ăn nhẹ rồi hãy từ từ thưởng thức cốc nước ép của mình.


Đau dạ dày không uống nước ép chậm vị chua


Tương tự với trường hợp trên, nếu nước ép chậm của bạn là nước ép lê, táo hay cam, chanh có vị chua thì bạn không nên sử dụng nó cho người đau dạ dày. Người đau dạ dày cần tránh thực phẩm và nước uống có vị chua để tình trạng đau dạ dày không trở nên nghiêm trọng hơn.7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Đau dạ dày tránh uống nước ép chua


Đau dạ dày, bạn nên tăng cường uống nước ép rau xanh hoặc nước ép quả ngọt như dưa hấu, táo, ổi.


Bụng yếu không uống nước ép chậm mix nhiều loại quả


Nước ép mix nhiều loại quả cho em những chị em nội trợ sáng tạo thỏa sức tạo nên các công thức nước ép đầy màu sắc với vị riêng độc đáo. Chúng ta có thể mix rau và quả, nhiều loại quả khác nhau khi ép, thay vì chỉ ép duy nhất một loại quả.7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Chỉ nên mix 2-3 loại quả khi ép


Tuy nhiên, cần chắc chắn bạn đang mix đúng loại quả. Nếu bụng yếu và thường xuyên đau bụng khi thử những món nước uống mới, bạn không nên ép lẫn quá nhiều loại quả mỗi lần.


Không uống nước ép chậm thêm đường


Nước ép chậm đủ tốt cho sức khỏe nếu bạn không thêm đường. Đường tinh luyện mang lại rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể và chúng ta nên hạn chế đường trong khẩu phần ăn, bao gồm cả đường khi uống nước ép. Nếu nước ép chưa đủ độ ngọt, có thể thêm vị ngọt tự nhiên bằng cách ép các quả có vị ngọt như nho, táo. Không thêm đường hay pha loãng nước ép với đường.


Không uống nước ép chậm khi bị dị ứng quả ép


7 trường hợp không nên uống nước ép chậm


Nước ép củ dền: loại nước ép khá nhiều người bị dị ứng


Một số người dị ứng với các loại quả nhất định. Ghi nhớ dành cho bạn là: nếu bạn dị ứng một loại quả, đừng thử ép nước loại quả đó. Bạn đã bị dị ứng khi ăn chúng, khi uống chúng, rất có thể cơ thể bạn sẽ có phản ứng tương tự.


Nước ép trái cây tốc độ chậm rất tốt nếu chúng ta sử dụng đúng cách, với khẩu phần hợp lý. Trong 7 trường hợp trên đây, bạn nên tránh uống nước ép chậm để bảo vệ sức khỏe tự nhiên của mình, cũng như của cả gia đình.



7 trường hợp không nên uống nước ép chậm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét