Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

Trời lạnh uống nước ép chậm có bị lạnh bụng?

Thời tiết nhiệt độ thấp, độ lạnh sâu khiến nhiều người e ngại việc uống nước ép chậm khiến bạn bị lạnh bụng. Tuy nhiên, nước ép chậm không phải nguyên nhân chính gây nên triệu chứng lạnh bụng. Cùng Công nghệ Nhật tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


Nguồn dinh dưỡng trong nước ép


Nước ép chậm từ rau củ quả, trái cây tươi là nguồn vô cùng dồi dào chất xơ, vitamin cũng như các khoáng chất. Chính vì vậy, nó thường được chị em nội trợ bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày như cách bổ sung dinh dưỡng, làm đẹp hiệu quả.


Trời lạnh uống nước ép chậm có bị lạnh bụng?Nước ép từ trái cây dồi dào vitamin


Cũng nhờ nguồn dinh dưỡng lớn và hàm lượng chất xơ hòa tan được lưu trữ trong nước ép chậm gần như nguyên vẹn, nước ép chậm tốt cho mọi lứa tuổi. Khi uống nước ép chậm thay vì một cốc nước lọc, chúng ta cũng sẽ cảm thấy no hơn vì chúng có cung cấp kalo.


Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ thiên nhiên như vậy, chúng ta nên bổ sung chúng cả vào mùa đông và mùa hè.


Tại sao uống nước ép bị lạnh bụng?


Nước ép uống vào mùa đông có thể gây lạnh bụng vì hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nước ép từ loại nguyên liệu có tính hàn như rau má, cần tây, củ dền,… sẽ khiến bạn bị lạnh bụng.


Trời lạnh uống nước ép chậm có bị lạnh bụng?Nước ép gây lạnh bụng trong một số trường hợp


Về mùa hè, những nguyên liệu này rất lý tưởng để thanh nhiệt, tuy nhiên về mùa đông, chúng ta nên ưu tiên những nguyên liệu ép không có tính hàn mà thiên về tính nhiệt như dứa, để uống vào cơ thể ấm hơn.


Thứ hai, nước ép thường được thêm đá để làm loãng nước ép, làm giảm độ axit trong trường hợp ép các loại quả chua. Chính vì uống cốc nước lạnh nên khi sử dụng vào mùa đông, bạn dễ dàng cảm thấy bị lạnh bụng hơn.


Cách uống nước ép không lạnh bụng


Giải pháp để uống nước ép không bị lạnh bụng cho bạn là gì? Cùng tham khảo ngay 2 tips sau:


Trời lạnh uống nước ép chậm có bị lạnh bụng?Tránh nguyên liệu ép có tính hàn


– Hâm nóng ấm cốc nước ép chậm trước khi sử dụng: Bạn có thể sử dụng lò vi sóng hoặc ngâm cốc nước ép chậm vào một bát nước nóng để cốc nước ép chậm nóng lên.


– Chọn nguyên liệu làm nước ép không quá hàn (nên tránh rau má, cần tây,… hoặc chỉ thêm vào một lượng nhỏ rau má, cần tây trong cốc nước ép của bạn).


Đừng vì cái lạnh của mùa đông làm bạn mai một thói quen uống nước ép bổ sung dưỡng chất mỗi ngày nhé. Uống nước ép chậm đúng cách, đúng hướng dẫn sẽ không khiến bạn bị lạnh bụng như những thông tin lan truyền không đúng trên mạng xã hội đâu!



Trời lạnh uống nước ép chậm có bị lạnh bụng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét