Mùa hè nắng nóng, nhiều gia đình sử dụng máy ép chậm thường xuyên để bổ sung nước ép cho cả nhà. Tần suất sử dụng máy ép chậm tăng lên, bạn đã biết cách bảo quản máy đúng nhất chưa?
Tháo rửa máy ngay sau khi ép
Tháo rửa máy ngay sau khi ép là điều kiện tiên quyết để bạn kéo dài thời gian bảo quản máy ép chậm. Nếu có thể, máy ép xong bạn nên tháo máy ra rửa ngay. Tất nhiên, nếu quá bận, bạn có thể để vài phút sau mới rửa máy, nhưng tuyệt đối tránh ép nước từ sáng mà đến buổi chiều mới rửa máy, hay ép nước từ tối hôm trước mà sáng hôm sau mới rửa máy.
Cố gắng rửa sớm sau khi dùng máy
Việc rửa máy ngay không chỉ đảm bảo vệ sinh, tránh ruồi, bọ mà còn giúp máy không bị kẹt dính xơ, không bị khó rửa. Trục máy ép cũng không bị ăn mòn, tránh vi khuẩn do bã hoa quả lên men phát sinh.
Chỉ lắp máy ép khi các trục ép, ống đựng đã khô
Rửa máy ép xong, bạn có vội vàng lắp máy ép vào không? Đừng làm như vậy nếu các trục ống ép chưa khô. Bạn chỉ nên lắp lại máy ép khi cả ống đựng và trục ép, các chi tiết máy đều đã khô, ráo nước.
Lắp đúng khớp máy, chỉ lắp khi máy đã khô
Lắp đặt chúng khi chúng vẫn còn ướt nước sẽ khiến việc lắp đặt của bạn khó khăn hơn. Lắp máy khi máy còn ướt và sử dụng cũng gây ra sự nguy hiểm vì máy ép chậm là thiết bị sử dụng nguồn điện trực tiếp. Việc các chi tiết máy còn ướt nước có thể khiến nước rơi vào dây điện, gây nguy hiểm, chập, cháy.
Hạn chế rơi vỡ
Người Việt Nam thường sử dụng câu nói “của bền tại người” để nói về tuổi thọ sử dụng của các thiết bị trong nhà. Bạn muốn máy ép chậm được bền, bảo quản đúng cách thì hãy hạn chế việc làm rơi các chi tiết máy.
Ngoài trục ép máy làm bằng hợp kim cao cấp không gỉ, các chi tiết trong máy ép chậm đa phần làm từ nhựa. Nếu bạn để chúng rơi vỡ từ độ cao tương đương độ cao của bàn bếp, rất có thể chúng sẽ nứt vỡ. Tất nhiên, bạn không cần quá nâng niu chúng khi sử dụng, nhưng nên hạn chế việc rơi vỡ tối đa.
Không dùng búi sắt cọ rửa
Chỉ cần dùng nước sạch và miếng rửa bát mềm để rửa máy
Cuối cùng, việc rửa máy ép chậm nên chú ý chỉ dùng miếng bông rửa chén bát hoặc cọ rửa máy (thường đi kèm theo máy khi bạn mua máy mới). Tránh dùng búi sắt hoặc nước nóng để cọ rửa không cần thiết. Thực tế máy ép chậm chỉ sử dụng để ép các loại rau xanh, trái cây tươi và sạch. Chúng hoàn toàn không có dầu mỡ nên bạn không cần dùng đến xà phòng và búi sắt để làm sạch đâu nhé.
Cùng với việc sử dụng đúng cách, bảo quản đúng cách cũng giúp tăng tuổi thọ của máy ép chậm lên đáng kể đấy.
4 chú ý bảo quản máy ép chậm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét