Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Vì sao bếp từ Nhật "kén" nồi?

Bếp từ Nhật đang trở thành công cụ nấu ăn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn do nấu chín thức ăn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí nếu so với việc dùng bếp gas thông thường.



Tuy nhiên bếp từ Nhật “kén nồi” khi sử dụng, do vậy người dùng thường hay “chùn bước” trước khi quyết định chuyển đổi từ bếp gas sang bếp từ.


“Kén nồi” – bài toán cần giải đáp của những bà nội trợ


Bếp từ nội địa Nhật sử dụng phương pháp gia nhiệt bằng từ tính đối với nồi, chảo đặt trên bếp. Chỉ những dụng cụ nấu nướng được làm bằng sắt hoặc kim loại, có khả năng hút từ thì mới sinh ra năng lượng gia nhiệt vào nồi, nấu chín thức ăn.


Đây chính là ưu điểm mà cũng là khuyến điểm của bếp từ.


Về ưu điểm:


Gia nhiệt bằng từ tính là nguyên nhân khiến bếp từ nấu nhanh vì nhiệt tác động trực tiếp đến thức ăn, nấu đúng những gì cần nấu, không hao phí nhiệt lượng ra xung quanh.


Bếp cũng nguội nhanh khi lấy nồi hoặc chảo ra vì bản thân bếp không thực sự bị nóng.




Bếp từ Nhật sử dụng phương pháp gia nhiệt bằng từ tính nên chỉ sử dụng được với các loại xoong, nồi có tính từ.


Về khuyết điểm:


“Kén nồi” chính là một giá trị cân bằng còn lại mà người nội trợ cần phải “đánh đổi” để được tận hưởng công nghệ của một chiếc bếp hiện đại.


Vấn đề “kén nồi” luôn khiến bà nội trợ rất cân nhắc khi ra quyết định mua hay không mua bếp từ với ý nghĩ phải trang bị thêm nồi, niêu, xoong chảo dùng được với bếp từ.


Bài toán khó, làm sao giải?


Có một thí nghiệm như sau: đặt một nồi nước trên mặt bếp: nước sôi rất nhanh. Ðặt vài mảnh vải dưới đáy nồi: nước sôi, vải không cháy và những phần vải không tiếp xúc với đáy nồi không hề nóng. Thật thú vị phải không!


Nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra trong thí nghiệm trên nếu như chiếc nồi đó không… bắt từ.


Điều này chứng tỏ rằng, khi bạn muốn nhận vô số những lợi ích trên của chiếc bếp từ để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian dành cho bếp núc, để chăm sóc gia đình và bản thân tốt hơn, bạn phải chấp nhận “trang bị” thêm xoong nồi cho nhà mình.


Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các bà nội trợ “quay mặt đi” ngay khi đứng trước quyết định nên chọn bếp từ hay bếp quang.


Sẽ khó nói lợi ích đó lớn đến mức nào, nhưng khi chúng ta cùng đưa nó trở về với bài toán chi phí bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn.


Giả sử chỉ riêng với nhu cầu đun nước, một hộ gia đình thông thường sử dụng 1 bình gas loại 12kg (với giá 450 ngàn đồng) trong vòng hơn một tháng thì có thể đun khoảng 800 lít nước từ nhiệt độ 300C đến 1000C.


Trong khi đó nếu sử dụng bếp từ để đun cùng một lượng nước thì chi phí chỉ khoảng 90 ngàn đồng (với giá điện 1200 đồng/kWh).



Như vậy một năm sử dụng bếp Nhật thay cho bếp gas trong trường hợp này sẽ tiết kiệm được gần 2.9 triệu đồng. Đó là chưa kể thời gian đun với bếp quang nhiều gấp đôi so với bếp từ.


Con số này đã được chứng thực bởi ông Phạm Huy Phong – Phó Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Tp. HCM – trong một thí nghiệm về khả năng sử dụng năng lượng của các loại bếp khác nhau.


Những chức năng thông minh khác như bảng điều khiển cảm ứng với màn hình LED, chế độ hẹn giờ, tự tắt khi bếp quá tải và chống thấm nước đã giải quyết bài toán an toàn mà các loại bếp khác đang đặt ra cho người sử dụng.


Thế nên thật bất công cho bếp từ nếu bạn quyết định không chọn nó chỉ vì hai từ “kén nồi” kia.


Thực tế đã chứng minh rằng, từ lâu bếp từ đã là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ ở các nước phương Tây và đang trở thành xu hướng tiêu dùng ở các nước châu Á. Và hơn ai hết, các nhà sản xuất là những người thấy trước điều này.


Như vậy câu chuyện “kén nồi” của bếp từ chính là quy luật tất yếu cho việc chuyển đổi công nghệ bếp của tương lai.


Nếu người tiêu dùng thực sự quan tâm và thấu hiểu giá trị đích thực mà các sản phẩm công nghệ bếp mang lại như: giải phóng công việc nội trợ thông qua việc tiết kiệm thời gian, chi phí năng lượng, an toàn cho môi trường sống… thì bài toán “kén nồi” đã được giải mã.


Công việc này không đơn thuần chỉ ở việc người tiêu dùng thay đổi mà bắt nguồn từ tư duy của nhà sản xuất, hệ thống bán lẻ để mang đến cho người dùng những sản phẩm hoàn thiện hơn.


Đây còn là sự kết nối phù hợp để cùng nhau tạo nên một giá trị đích thực trong cuộc sống hiện đại nói chung và không gian bếp nói riêng.




Vì sao bếp từ Nhật "kén" nồi?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét